Từ đó đến nay, trải qua những giai đoạn phát triển thăng trầm cùng với sự đi lên của quê hương, ngôi trường đã có biết bao thế hệ thầy cô mà cuộc đời của họ gắn bó với những suy ngẫm, những trăn trở, những bài giảng tâm huyết vì sự nghiêp “Trăm năm trồng người”. Cũng từ mái trường này có biết bao thế hệ học sinh đã đến, đã trưởng thành và đã đi về nhiều miền đất nước để cống hiến và xây dựng cuộc sống.
Thời gian trôi qua, kỷ niệm về các thế hệ thầy trò cứ dần lùi xa vào quá khứ, mà lòng người lại không cho phép chúng ta lãng quên những hình ảnh, những hành động, những con người đã sống, đã dạy và học ở mái trường thân yêu này. Vì vậy, việc ghi lại chặng đường đã qua là việc làm cần thiết và tất yếu. Nhằm đáp ứng yêu cầu nguyện vọng cán bộ, giáo viên của trường. Góp phần cung cấp thêm thông tin cần thiết cho hoạt động ngoại khóa khi giới thiệu về truyền thống của trường.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường. Dựa trên tài liệu là bài viết của thầy giáo – Hiệu trưởng Trần Xuân Lạc. Chúng tôi bước đầu mạnh dạn xin khái quát một vài nét về ngôi trường. Mong các thế hệ quý thầy giáo, cô giáo quan tâm góp ý để bài viết được chính xác, hoàn thiện hơn.
Toàn cảnh đại hội liên đội năm học 2016 - 2017
I . CÁC TÊN GỌI VÀ NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KỲ THỊNH
1- Tiền thân là trường cấp 2 Kỳ Thịnh.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ của nhân Việt Nam đã buộc chính phủ pháp phải ký kết hiệp định Genève, thực sự tuyên bố chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương vào 21/7/1954. Theo tinh thần hiệp định, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt nước ta làm 2 miền và sau 2 năm sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Tuy nhiên, mong muốn đó của nhân dân ta đã vấp phải trở lực của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai bán nước. Cuối cùng cuộc tổng tuyển cử không thực hiện được và Miền Nam ViệtNamtừng bước trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ như âm mưu tính toán sẵn trước của phe thực dân đế quốc.
Sau ngày ký kết hiệp định, miền Bắc (từ vĩ tuyến 17 – sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị trở ra) hoàn toàn giải phóng, từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất, đi lên Chủ nghĩa xã hội vừa làm nghĩa vụ hậu phương cho tiền tuyến lớn miền Nam để thống nhất nước nhà.
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới và nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân. Vì vậy, nhiều ngôi trường mới được xây dựng trên toàn miền Bắc, trong đó có trường cấp 2 Kỳ Thịnh. Trường cấp 2 Kỳ Thịnh được thành lập năm 1960, đây là ngôi trường cấp 2 đầu tiên ở các xã vùng trong huyện Kỳ Anh. Lúc này do thầy giáo Nguyễn Trinh Áng làm hiệu trưởng. Trải qua thời gian xây dựng và phát triển, trường cấp 2 Kỳ Thịnh đã đào tạo được nhiều thế hệ học sinh ra trường tham gia kháng chiến và sản xuất phục vụ tổ quốc. Cũng chính từ mái trường thân yêu này, đã có biết bao thế hệ thầy cô mà cuộc đời của họ gắn bó với những suy ngẫm, những trăn trở, những bài giảng tâm huyết vì sự nghiêp “Trăm năm trồng người”. Trường đã được nhiều lần công nhận là trường tiên tiến; trường có nhiều tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa, đào tạo nhiều thế hệ học sinh trưởng thành về phẩm chất năng lực, phục vụ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và tham gia sản xuất xây dựng quê hương. Cũng từ ngôi trường này có biết bao thế hệ học sinh đã đến, đã trưởng thành và trở thành cán bộ sỹ quan cao cấp trong quân đội, bác sĩ, kĩ sư, thầy giáo, cán bộ giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, nhà nước và đã đi về nhiều miền đất nước để cống hiến và xây dựng cuộc sống.
2. Sát nhập và đổi tên Trường thành trường Phổ thông cơ sở Kỳ Thịnh
Năm 1975, miềnNam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất. Nước ta thực hiện nhiều chính sách cải cách trong đó có giáo dục. Thực hiện nghị quyết cải cách của bộ chính trị. Năm 1979 sát nhập hệ vở lòng, trường cấp 1 và trường cấp 2 thành hệ thống trường phổ thông cơ sở (PTCS). Trong giai đoạn này trường Phổ thông cơ sở Kỳ Thịnh tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt được những thành công đáng kể trong sự nghiệp giáo dục. Hệ thống trường học được chú trọng tu sữa và xây dựng khang trang. Số lượng học sinh, cán bộ giáo viên hàng năm tăng lên đáng kể.
3. Tách ra và chính thức mang tên trường THCS Kỳ Thịnh
Bước sang đầu thập kỷ 90 của thế Kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều biến động. Các nước anh em trong hệ thống xã hội chũ nghĩa từng bước lầm vào cuộc khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ. Tình hình đó đã tác động không nhỏ đến nước ta. Trước hết là sự cắt giảm đột ngột các nguồn viện trợ, các hợp động kinh tế làm ăn, sự hợp tác liên kết giáo dục.v.v... Để đáp ứng phù hợp với thực tiễn giáo dục là phù hợp với trình độ giáo dục mỗi cấp, Bộ giáo dục và Đào tạo đã thực hiện chủ trương đổi mới hệ thống giáo dục. Trong đó có chủ trương tách hệ thống giáo dục phổ thông cơ sở thành 2 cấp là tiểu học và trung học cơ sở. Trên cơ sở đó, năm 1990 trường Phổ thông cơ sở Kỳ Thịnh cũng đã được tách ra thành 2 trường là trương tiểu học Kỳ Thịnh và trường THCS Kỳ Thịnh. Lúc mới tách ra, cả 2 trường gặp rất nhiều khó khăn, từ đội ngũ giáo viên, học sinh đến cơ sở vật chất đều phải san đôi sẽ nữa. Nữa của Trường THCS Kỳ Thịnh lúc này chỉ có 8 lớp học với 300 học sinh. Số lượng giáo viên thì rất còn khiêm tốn.
Đến năm 1999, được sự tài trợ của Bộ công an, trường được dời về tại xóm 8 – xã Kỳ Thịnh và xây nhà học 2 tầng gồm 8 phòng học và một văn phòng với diện tích 80m2. Do số học sinh đến trường ngày càng đông, quy mô giáo dục ngày càng được phát triển. Để đáp ứng yêu cầu là vừa phát triển quy mô vừa phát triển chất lượng, trường đã tham mưu cho cấp ủy Đảng chính quyền, nên huy động góp vốn và ngày công của phụ huynh cũng như nhiều nguồn lục tiền tài vật chất khác để xây dựng thêm 8 phòng học và văn phòng làm việc mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu tối thiểu dạy và học với quy mô 23 lớp và 772 em học sinh hiện nay. Được sự đồng tình và đóng góp của hội phụ huynh nhà trường đã xây được hệ thống tường rào, san lấp ao hồ, mua đất mở rộng diện tích, láng lại sân trường để phục vụ nhu cầu tối thiểu học tập của học sinh hiện nay.
Nhằm bước đầu giải quyết sự thiếu thốn về cơ sở vật chất đó. Năm 2011, thuộc xã ảnh hưởng dời tái định cư, trường THCS Kỳ Thịnh đã được Ban quản lý khu Khu kinh tế Vũng Áng Tỉnh đầu xây dựng thêm dãy nhà 2 tầng 10 phòng học tại Khu hành chính mới – phường Kỳ Thịnh (cách trường hiện tại khoảng 1.120m). Năm học 2016 - 2017, trường THCS Kỳ Thịnh đã đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, khu đất chỉ có hàng rào bao quanh và dãy phòng học 2 tầng trơ trọi. Các em học sinh chưa có sân bãi để tập luyện, chưa có nhà xe.
Khó khăn là vậy, Thầy trò trường THCS Kỳ Thịnh đang cần sự quan tâm giúp đỡ từ phía Đảng ủy phường; ngành giáo dục Kỳ Anh, đặc biệt là Khu kinh tế Vũng Áng; Qũy học bổng của các cấp, các ngành, các tổ chức từ thiện và những tấm lòng vàng trong và ngoài nước. Tin rằng, được sự quan tâm giúp đỡ của toàn xã hội thì chúng ta sẽ phát huy được truyền thống hiếu học của quê hương. Đưa sự nghiệp giáo dục của xã nhà phát triển lên một bước mới.
Tóm lại, so với bề dày hàng ngàn năm lịch sử dân tộc, mấy chục năm xây dựng và trưởng thành của một mái trường là chặng đường không dài. Nhưng nhìn lại những trang sử đầy tự hào của trường THCS Kỳ Thịnh, chúng ta có đủ cơ sở để đánh giá một cách toàn diện về tất cả những thành công và những gì chưa đạt được trên con đường phát triển.
Tiếp nối truyền thống của trường, thầy trò trường THCS Kỳ Thịnh đã khắc phục mọi khó khăn, nổ lực phấn đấu vươn lên ổn định số lượng, nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới.
Năm 2002, trường đã thành phổ cập giáo dục THCS. Hằng năm nhà trường đã có nhiều học sinh giỏi huyện, giỏi tỉnh góp phần để đưa ngành giáo dục Kỳ Anh trở thành điểm sáng về thành tích giáo dục trong tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung.
Hiện nay, trường đã xây dựng được đội ngũ thầy cô giáo đạt chuẩn và trên chuẩn (1 Thạc sĩ, 26 Đại học, 21 Cao đẳng và 5 Trung cấp). Trong đó có 9 giáo viên giỏi huyện và 5 chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Đội ngũ cán bộ viên chức của trường đa số đã có thâm niên và kinh nghiệm công tác, tuổi đời trung bình còn trẻ, Năng lực chuyên môn khá giỏi, nhiệt tình gương mẫu trong công việc và hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì vẫn còn có những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và sự nghiệp giáo dục của Đảng mà thầy trò nhà trường phải cố gắng rất nhiều mới mong đạt được là xây dựng trường chuẩn quốc gia vào năm 2018.
Mục tiêu mà chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, thầy và trò trường THCS Kỳ Thịnh nói riêng và toàn Đảng bộ phường đề ra có thể thực hiện được. Song xét về những điều kiện về đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng như cơ sở vật chất hiện có, mục tiêu trên chỉ được thực hiện khi chúng ta giải quyết tốt mối quan hệ của những điều kiện đó.
II. DANH SÁCH HIỆU TRƯỞNG VÀ QUY MÔ LỚP HỌC SINH QUA CÁC THỜI KỲ
1. DANH SÁCH HIỆU TRƯỞNG QUA CÁC THỜI KỲ
TT |
HỌ VÀ TÊN |
THỜI KỲ |
1 |
NGUYỄN ĐÌNH ÁNG |
1960 - 1968 |
2 |
NGUYỄN TRỌNG ĐỊNH |
1968 - 1973 |
3 |
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG |
1973 -1975 |
4 |
NGUYỄN TRINH GIA |
1975 -1977 |
5 |
NGUYỄN QUANG TUYNH |
1977 - 1979 |
6 |
NGUYỄN XUÂN HUỀ |
1979 - 1982 |
7 |
NGUYỄN SƠN |
1982 - 1984 |
8 |
LÊ ANH DUNG |
1984 -2004 |
9 |
TRẦN XUÂN LẠC |
2004 - Nay |
(Nguồn: bài viết truyền thống lịch sử trường THCS Kỳ Thịnh của thầy giáo Hiệu trưởng – Trần Xuân Lạc)
QUY MÔ LỚP - HỌC SINH TRƯỜNG THCS KỲ THỊNH HÀNG NĂM
(Từ năm học 1994 -1995 đến năm học 2012 -2013)
TT |
NĂM HỌC |
TỔNG SỐ LỚP |
TỔNG SỐ HỌC SINH |
GHI CHÚ |
1 |
1994-1995 |
8 |
298 |
|
2 |
1995-1996 |
9 |
327 |
|
3 |
1996-1997 |
10 |
342 |
|
4 |
1997-1998 |
10 |
356 |
|
5 |
1998-1999 |
11 |
403 |
|
6 |
1999-2000 |
12 |
520 |
|
7 |
2000-2001 |
15 |
601 |
|
8 |
2001-2002 |
19 |
762 |
|
9 |
2002-2003 |
21 |
845 |
|
10 |
2003-2004 |
23 |
916 |
|
11 |
2004-2005 |
26 |
1011 |
|
12 |
2005-2006 |
28 |
1156 |
|
13 |
2006-2007 |
28 |
1136 |
|
14 |
2007-2008 |
28 |
1101 |
|
15 |
2008-2009 |
27 |
1014 |
|
16 |
2009-2010 |
25 |
888 |
|
17 |
2010-2011 |
23 |
800 |
|
18 |
2011-2012 |
22 |
760 |
|
19 |
2012-2013 |
23 |
772 |
|
20 |
2014 - 2015 |
23 |
752 |
|
21 |
2015 - 2016 |
21 |
731 |
|
22 |
2016 - 2017 |
20 |
701 |
|
CỘNG |
432 |
16.191 |
|
Th.s. Trần Văn Thành